L O A D I N G
Blog Image

Purr Creative

Ra mắt từ năm 2010, Instagram đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với lượng người dùng tăng theo mức lũy tiến từ 1 triệu người đến 700 triệu người. Hiện nay, Instagram không đơn giản là một nền tảng chia sẻ hình ảnh mà nó đã trở thành một nền tảng marketing khổng lồ với nhiều tính năng phong phú khiến các marketer miệt mài khai thác như Story, Live stream và IGTV. Tính đến tháng 6 năm 2018, số người dùng tích cực hàng tháng của Instagram đã vượt qua con số 1 tỉ, chỉ xếp sau Facebook và Youtube.

 

Sức mạnh của Instagram là không thể bàn cãi và sẽ không hề nói quá khi cho rằng Instagram đang trong thời kỳ hoàng kim của mình. Cùng với sự phổ biến ngày càng rộng khắp của Instagram, sức mạnh của một thế lực marketing đang dần nổi lên với cái tên “micro-influencers” cũng phát triển như vũ bão trong vài năm trở lại đây.

Các micro-influecners là ai?

 

Mặc dù không có một tiêu chí cụ thể nào để phân loại các influencers trên Instagram, nhưng theo những gợi ý từ các chuyên gia marketing, các influcencers phân loại theo lượng người theo dõi, được phân thành 3 nhóm: Macro-influencers (hơn 100k người theo dõi), micro-influencers (từ 10k đến 100k người theo dõi) và nano-influencers (ít hơn 10k người theo dõi). Micro-influencers là những người thích chia sẻ những bài đăng về những chủ đề như du lịch, ăn uống hoặc làm đẹp, .v.v.... Micro-influencers không chỉ cập nhật mọi thứ trong đời sống thường ngày với các followers, họ còn tương tác với người theo dõi rất thường xuyên, do đó, họ tạo nên được sự liên kết chặt chẽ và thậm chí là sự kết nối sâu sắc với những người theo dõi.

Sức mạnh của những micro-influencers đến từ đâu?

 

Câu trả lời là những người theo dõi. Dựa vào nghiên cứu gần đây của Markerly, các influencers, với khoảng từ 10k đến 100k người theo dõi, có sự tương tác hiệu quả hơn so với những influencers có lượng theo dõi lớn hơn. Nguyên do là bởi những bài post của họ thu hút nhiều lượt like và bình luận hơn. Khi Instagram thay đổi thuật toán, những nội dung chất lượng sẽ được nhiều tương tác hơn so với những nội dung được chạy quảng cáo. Những nội dung đến từ các micro-influencers thậm chí giành được nhiều phản hồi hơn so với những nội dung đến từ các người nổi tiếng.

 

Một lí do khác khiến các micro-influencers trở thành những kênh marketing có giá trị chính là họ có khán giả của riêng họ, những người chịu lắng nghe những gì mà họ truyền tải. Quảng bá một loại mỹ phẩm mới thông qua các micro-influencers là beauty-bloggers đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn sẽ tiếp cận với rất nhiều khán giả quan tâm đến mỹ phẩm làm đẹp. Chính việc tương tác với người theo dõi qua các bài chia sẻ Story đầy chân thực của các micro-influencers, đã giúp các micro influencer trở thành một nguồn đáng tin cậy khi người theo dõi cần lời khuyên về các sản phẩm hay thương hiệu nào đó.

 

Trong một nghiên cứu gần đây của Experticity về giới thiệu sản phẩm, mỗi tuần, các micro-influencers có lượng bình luận về sản phẩm nhiều hơn 22.2 lần so với những khách hàng thông thường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 82% khách hàng tham gia khảo sát phản hồi họ sẽ mua sản phẩm dựa vào gợi ý của micro-influencers.

 

Và cuối cùng, quảng bá sản phẩm thông qua micro-influencers có giá thành dễ chịu hơn so với các macro-influencers.

Các micro-influencers sẽ giúp mở rộng quảng bá cho nhãn hàng của bạn với mức chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với những gì bạn phải trả cho những ngôi sao đang nổi đình nổi đám. (Markerly, 2018)

 

Bởi vậy, những micro influencers được rất nhiều các nhãn hàng nhỏ yêu thích. Trong số đó, lấy Daniel Wellington (DW) - một thương hiệu đồng hồ đeo tay của Thụy Sĩ làm một ví dụ. Đây là một điển hình rất thành công trong việc sử dụng micro influencers. Được thành lập vào năm 2011, DW đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên Instagram với 1,9 triệu bài đăng với hashtag #danielwellington và 4,3 triệu người theo dõi tài khoản của thương hiệu. Chiến lược của DW là làm cho bảng tin của các bạn trẻ tràn ngập hình ảnh của đồng hồ DW. Bên cạnh việc quảng bá sản phẩm thông qua những người ngôi sao như Kendall và Kylie Jenner, DW cũng sử dụng các micro influencers từ nhiều quốc gia khác nhau không chỉ nhằm mục đích tiếp cận các đối tượng khách hàng rộng hơn mà còn mang lại tỷ lệ tương tác cao hơn.

 

Giá trị to lớn của các micro influencers với các thương hiệu nhỏ

 

Với các dẫn chứng rất thuyết phục trên, không nghi ngờ gì khi các micro influencers rất được tin tưởng bởi các thương hiệu nhỏ và mới. Micro influencers cũng là một kênh truyền thông mà các công ty Việt Nam và điển hình là Curnon - một thương hiệu đồng hồ đeo tay của Việt Nam -  sử dụng để phát triển thương hiệu của mình. Công ty này vừa nhận được lời đề nghị đầu tư từ 2 nhà đầu tư lớn trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 2. Trong bài thuyết trình của mình, Thái Nguyên - CEO của Curnon cho biết, 70% doanh thu công ty đến từ thương mại điện tử. Ban đầu, Curnon quảng cáo thương hiệu thông qua các macro influencers nhưng không hiệu quả. Sau đó, họ chuyển sang các micro influencers - với số lượng nhiều hơn, tác động tới các đối tượng khách hàng tiềm năng từ 20 - 30 tuổi của Curnon - những người thích trải nghiệm mới và thường xuyên mua sắm online. Thái Nguyên cũng nhấn mạnh rằng anh sẽ tiếp tục sử dụng các kênh mua sắm trực tuyến như Facebook, Instagram và website của Curnon để quảng bá và phát triển thương hiệu.

Mặc dù các micro influencers thoạt nhìn thì thực sự “vi mô” về lượng người theo dõi nhưng thành tựu họ mang lại trong các chiến dịch truyền thông thì không hề “vi mô” chút nào.